Biên tập Quân_trung_từ_mệnh_tập

Trần Khắc Kiệm biên tập

Quân trung từ mệnh tập được Trần Khắc Kiệm biên tập từ đời Hồng Đức (1470–1479)[2].

Dương Bá Cung, Nguyễn Năng Tĩnh, Ngô Thế Vinh biên tập

Ức trai thi tập, Dương Bá Cung

Năm 1822–1823, Dương Bá Cung sưu tập các tác phẩm của Nguyễn Trãi, rồi theo loại mà sắp xếp thành một tập. Đến đầu những năm 30 của thế kỷ XIX, lúc này tài liệu thu thập đã tương đối phong phú, ông mang đến cho Nguyễn Năng Tĩnh xem và nhờ biên soạn, sắp xếp, phê bình kiểm duyệt và đề lời tựa. Nguyễn Năng Tĩnh nhận lời và đã xếp thành 4 quyển, sau đó ở cuối lại phụ chép thêm thơ văn Nguyễn Phi Khanh làm quyển thứ 5, lấy nhan đề Ức Trai di tập.

Năm Giáp Ngọ (1834), Dương Bá Cung mang theo tập sách đã được Nguyễn Năng Tĩnh biên soạn, sắp xếp đến và nhờ Ngô Thế Vinh đề tựa cho sách và đã được chấp nhận. Ngô Thế Vinh đã để lại một bài tựa và hơn nữa, ở một số bản còn lưu lại nhiều đoạn bình của ông cùng Nguyễn Năng Tĩnh, chứng tỏ có đóng góp vào việc hiệu đính, bình chú. Sau đó, Dương Bá Cung trở về và chỉnh lại sách và đến năm Bính Thân (1836) lại đem tới cho Ngô Thế Vinh xem lại. Lần này tập sách đã được biên soạn, sắp xếp rõ ràng hoàn chỉnh hơn lần trước, rồi hai ông bàn nhau đem công bố sách cho mọi người cùng biết. Nhưng mãi đến tháng 8 năm Mậu Thìn (1868), Tự Đức thứ 21, mới được thực hiện khi bản in Phúc Khê ra đời, tức 7 tháng sau khi Dương Bá Cung qua đời.[4]

Ức Trai di tập được in ván gồm 259 tờ, toàn bộ sách có 7 quyển, gồm:

  • Quyển 1: Thi tập, gồm 3 bài tựa của Nguyễn Năng Tĩnh, Ngô Thế Vinh và Dương Bá Cung, tức 105 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi cùng Phú núi Chí Linh và Côn Sơn ca;
  • Quyển 2: Nguyễn Phi Khanh thi văn tập, là những thơ, văn của thân phụ Nguyễn Trãi;
  • Quyển 3: Văn tập, gồm những bài chiếu, biểu do Nguyễn Trãi viết (phần lớn là công văn);
  • Quyển 4: Quân trung từ mệnh tập, là tập từ chương viết theo mệnh lệnh trong quân trướng và những thư tín, khiêu chiến thư do Nguyễn Trãi viết gửi cho vua, quan và tướng lĩnh nhà Minh;
  • Quyển 5: Sự trạng bình luận, gồm những sự trạng và những lời bình luận về Nguyễn Trãi, trích từ các sử truyện, gia phả;
  • Quyển 6: Ức Trai dư địa chí và “Tựa” Toàn Việt thi lục (quyển sách này được Nguyễn Thiên Túng tập chú, Nguyễn Thiên Tích cẩn án và Lý Tử Tấn thông luận);
  • Quyển 7: Quốc âm thi tập, gồm 254 bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi.[4]

Quân trung từ mệnh tập ở sách Nguyễn Trãi toàn tập

Sách Quân trung từ mệnh tập do Nhà xuất bản Sử học xuất bản năm 1961, các ông Phan Duy Tiếp và Đinh Gia Khánh xếp 4 bài:

- Lệnh gửi các tướng hiệu quân nhân ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.

- Thư gửi Vương Thông.

- Chiếu khuyến dụ hào kiệt.

- Tờ tâu về việc tìm con cháu họ Trần vào Quân trung từ mệnh tập.

Sách Nguyễn Trãi toàn tập soạn theo cách sắp xếp của sách Quân trung từ mệnh tập, nhà xuất bản sử học, 1961. Nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp phát hiện thêm 30 bài văn của Nguyễn Trãi gồm những thư gửi cho tướng tá và quan lại nhà Minh, một bài biểu gửi vua Minh và một bài văn hội thề. Những bài này tìm thấy trong các sách Hoàng Lê hoàng các di văn, Ức Trai di tập bản chép tay năm 1856 và Hoàng triều dữ Minh nhân vãng phục thư tập của Thư viện Khoa học xã hội. Sau khi đã nghiên cứu, xác minh, Trần Văn Giáp tập hợp những bài văn đó, biên tập thành Ức Trai quân trung từ mệnh tập bổ biên.

Trong số 30 bài mới phát hiện có 7 bài gần như trùng nhau, chỉ khác đôi câu, đôi chữ. Tập bổ biên thực ra có 23 bài. Những văn kiện mới tìm thấy đã đưa số bài trong Quân trung từ mệnh tập từ 46 bài lên 69 bài.

Sách đã đưa 23 bài văn mới tìm thấy vào phần Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi toàn tập xuất bản lần thứ nhất năm 1969.

Khi xuất bản năm 1961, Quân trung từ mệnh tập đã được Viện Sử học hiệu đính. Tác giả của Nguyễn Trãi toàn tập lại đem bản dịch Quân trung từ mệnh tập của Phan Duy Tiếp và bản dịch, Những văn kiện mới tìm thấy của Trần Văn Giáp hiệu đính một lần thứ hai nữa; phần chú thích cũng được Phan Huy Lê chỉnh lý và bổ sung.[3]

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa